5 SỰ CỐ BARISTA THƯỜNG GẶP VÀ MẸO XỬ LÝ

Lúc mới vào nghề tôi đã phải khổ sở loay hoay với mớ hỗn độn vì không biết phải giải quyết những lỗi khi pha cà phê như thế nào? Hẳn bạn đã không ít lần gặp phải những sự cố ngoài ý muốn trong công việc. Sau một thời gian làm việc trong ngành tôi muốn chia sẻ với các bạn về những sự cố barista thường gặp và cách khắc phục khi pha cà phê nhé!

Sự cố barista thường gặp - chiết xuất cà phê thay đổi đột ngột
Sự cố barista thường gặp – chiết xuất cà phê thay đổi đột ngột

1. Máy xay bị nghẹt và bột cà phê xay ra có nhiệt độ cao hơn bình thường. Sự cố barista hay gặp nhất.

Vào giờ cao điểm máy xay sẽ hoạt động vượt quá công suất, cùng với mức xay quá mịn sẽ làm lưỡi dao bị kẹt dẫn đến ngưng hoạt động. Hoặc một số máy xay không có bộ phận tản nhiệt ở phần lưỡi dao sẽ làm máy nóng lên kèm với các hạt mịn bị bám xung quanh lưỡi dao cản trở sự hoạt động của máy. Máy xay hoạt động vượt quá công suất cho phép sẽ làm cho bột cà phê xay ra có nhiệt độ cao hơn bình thường dẫn đến chất lượng ly cà phê thấp, không đạt yêu cầu.

Để xử lý hiện tượng này, đầu tiên, tốt nhất barista nên tắt để máy nghỉ ngơi một chút. Tiếp theo, chỉnh cho độ xay thô ra tạm thời. Sau đó thì xả từ 40 – 60 gram cà phê cho ra hết bột cà phê cũ. Cuối cùng, nếu máy có thể hoạt động thì có thể tiếp tục sử dụng như bình thường.

Các hạt mịn bị bám xung quanh lưỡi dao cản trở sự hoạt động của máy
Các hạt mịn bị bám xung quanh lưỡi dao cản trở sự hoạt động của máy

2. Hiện tượng vôi hóa trong máy pha là một lỗi barista thường gặp

Vôi hóa không chỉ làm giảm chất lượng cà phê của bạn. Mà còn có thể làm hư hỏng và làm giảm tuổi thọ máy pha. Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài của khách hàng. Vì vậy bạn nên chú ý đến nguồn nước để đảm bảo được chất lượng của cà phê.

Lưu ý một số dấu hiệu sau đây cho thấy có cặn vôi bám bên trong máy pha của bạn:

Hương vị cà phê chiết xuất ra không bình thường, có mùi khoáng chất

Nước từ vòi nước sôi có màu đục, không được trong suốt

Rò rỉ nước từ ổ chiết xuất cà phê hay vòi đánh sữa

Để hạn chế hiện tượng vôi hóa bạn hãy thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước bằng máy đo độ kiềm. Thay bộ lọc nước và bảo dưỡng máy theo định kỳ. Đặc biệt, phải vệ sinh máy thường xuyên trong quá trình làm việc của mình theo đúng quy trình thời gian và kỹ thuật.

Phải vệ sinh máy thường xuyên trong quá trình làm việc
Phải vệ sinh máy thường xuyên trong quá trình làm việc

3.Thời gian chiết xuất của cà phê thay đổi đột ngột, không ổn định. 

Trong trường hợp máy xay hoạt động bình thường, kỹ thuật nén đúng. Nhưng bỗng nhiên chiết xuất cà phê quá chậm, từ 20-30 giây bỗng dưng lên đến 50 giây. Đó là điều bất thường.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến sự cố kỳ lạ đó:

Do thay đổi hạt cà phê

Khi thêm cà phê mới vào thì barista cần trộn đều với cà phê sẵn có. Điều này sẽ giúp đảm bảo độ cứng của cà phê không bị thay đổi quá đột ngột sẽ làm lưỡi cắt hoạt động tốt hơn.

Hạt mịn quá nhiều

Phải thường xuyên vệ sinh máy xay theo đúng quy trình kỹ thuật. Nên xả máy xay vào cuối ngày làm việc để hạn chế tình trạng hạt mịn cà phê đóng trong máy xay lâu ngày.

4. Không cân lượng bột cà phê vào và lượng cà phê ra

Barista thường có thói quen đong cà phê một cách ước chừng, nhưng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hương vị cà phê.
Việc cân lượng cà phê nhằm đảm bảo hương vị của cà phê nếu cứ đong theo kiểu ước chừng thì chất lượng của những ly cà phê chiết xuất ra sẽ không đồng nhất.

5. Một số lỗi thường thấy nhất của các barista

Một số lỗi thường thấy nhất của các barista khi vệ sinh máy móc đó là:

  • Không đập bã sau khi chiết xuất cà phê
  • Không xả vòi đánh sữa trước và sau khi sử dụng
  • Không vệ sinh ổ chiết xuất và vòi sữa đúng cách bằng thuốc chuyên dụng

The Retro Vietnam

Hotline: 0911 222 678

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *